TRĨ HỖN HỢP
Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?
Trĩ hỗn hợp là căn bệnh xảy ra khi một người mắc cả bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh diễn tiến lâu ngày sẽ thúc đẩy búi trĩ nội sưng to và sa ra ngoài rồi liên kết với búi trĩ ngoại được hình thành bên ngoài cửa hậu môn.
So với các dạng trĩ còn lại, trĩ hỗn hợp tuy ít gặp nhưng lại diễn biến phức tạp và có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn của bạn có xu hướng phình to và sưng lên khi trực tràng dưới thường xuyên phải chịu áp lực. Những yếu tố có thể góp phần gây ra tình trạng này bao gồm:
- Hoạt động thể lực vất vả hoặc kéo dài
- Nâng nhấc vật nặng thường xuyên, lao động quá sức
- Mang thai và chuyển dạ
- Thói quen ngồi trong thời gian dài trên nhà vệ sinh
- Nhịn đi cầu
- Béo phì
- Rặn mạnh khi đi cầu
- Táo bón kéo dài hoặc thường xuyên bị tiêu chảy
- Đứng lâu, ngồi nhiều
- Tham gia các môn thể thao làm gia tăng áp lực lên ổ bụng như quần vợt, cử tạ…
- Vệ sinh hậu môn không đúng cách, sử dụng khăn giấy kém chất lượng để lau chùi khiến cho hậu môn bị kích ứng, nhiễm khuẩn. Bệnh trĩ hỗn hợp từ đây cũng có cơ hội bùng phát.
- Lão hóa cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp vì khi bạn già đi, các mô hỗ trợ các tĩnh mạch trong trực tràng và hậu môn bị suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.
- Uống ít nước dẫn đến táo bón lâu ngày và gây bệnh trĩ hỗn hợp
- Tâm lý căng thẳng, trầm cảm gây ra nhiều vấn đề xấu ở đường tiêu hóa, trong đó có bệnh trĩ hỗn hợp.
- Lịch sử gia đình từng có người mắc bệnh trĩ hỗn hợp thì các thế hệ sau cũng có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn so với người khác
Nhận biết được các yếu tố nguy cơ sẽ giúp việc điều trị bệnh trĩ đi đúng hướng và đạt được hiệu quả tốt hơn.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp
Khi bệnh trĩ hỗn hợp xảy ra, bạn có thể cảm nhận được một số triệu chứng bất thường như:
- Đau và khó chịu, căng tức ở hậu môn
- Xuất hiện một khối thịt ẩm, màu hồng nhô ra từ hậu môn. Đôi khi búi trĩ có thể xuất hiện với màu tím hoặc màu xanh.
- Chảy máu từ hậu môn. Số lượng máu mất nhiều hay ít còn tùy thuộc vào mức độ bệnh. Nếu nhẹ, máu chỉ đủ dính ở cuối phân hoặc giấy vệ sinh. Trường hợp nặng, máu nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
- Sưng quanh hậu môn
- Ngứa , đỏ da ở vùng hậu môn
- Có dịch tiết ra từ búi trĩ khiến hậu môn ẩm ướt
- Soi hậu môn thấy niêm mạc sưng phồng và lồi vào không gian phía trong lòng trực tràng
Những tác hại của bệnh trĩ hỗn hợp
So với các loại trĩ khác thì bệnh trĩ hỗn hợp có mức độ nguy hiểm hơn do có sự liên kết giữa búi trĩ nội và trĩ ngoại. Việc không phát hiện sớm hoặc chữ trị không đúng cách có thể khiến bạn có nguy cơ gặp phải các biến chứng như:
- Thiếu máu: Nếu bệnh trĩ hỗn hợp gây chảy máu nặng, bạn có thể bắt đầu bị thiếu máu. Tình trạng này có thể dẫn đến mệt mỏi, kiệt sức, chóng mặt, mất tập trung…
- Bội nhiễm, viêm loét hậu môn: Búi trĩ thường xuyên tiết dịch cộng thêm tình trạng chảy máu liên tục chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Chúng tấn công mạnh vào hậu môn gây bội nhiễm, lở loét hoặc thậm chí là nhiễm trùng máu.
- Sa nghẹt, hoại tử trĩ: Các tĩnh mạch ở hậu môn có thể bị cơ vòng chèn ép khiến cho lượng máu được động mạch bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ngược ra ngoài. Dần dần, búi trĩ ngày càng sưng to, phù nề xuất hiện các cục máu đông. Nếu không được xử trí kịp thời sẽ dẫn đến hoại tử.
- Viêm nhiễm phụ khoa: Đây là biến chứng của bệnh trĩ hỗn hợp thường xảy ra ở nữ giới. Do vị trí lỗ liệu đạo và hậu môn của phụ nữ rất gần nhau nên dịch nhầy chứa vi khuẩn có thể lây lan từ hậu môn sang vùng kín khiến chị em dễ bị viêm nhiễm phụ khoa.