BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ là gì ?

Bệnh trĩ  (thường được gọi là bệnh lòi dom) là một loại bệnh được hình thành sau quá trình co giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ  (có thể gọi là sự phình tĩnh mạch trĩ) ở những mô xung quanh hậu môn, làm cho các mô này sưng viêm và phồng lên tạo thành các búi trĩ.

Theo WHO (tổ chức Y tế Thế giới), có đến một nửa dân số (50%) trên thế giới đang bị trĩ. Một con số khá nhiều đối với một căn bệnh như thế này.Chế độ sinh hoạt không điều độ, thường xuyên phải ngồi một chỗ và ít vận động (người làm việc văn phòng, lái xe, công nhân…). Do vậy, những người phải ngồi làm việc nhiều nên nghỉ giải lao sau mỗi 60 phút làm việc.

Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

  • Làm dụng các chất kích thích như rượu, bia, ớt, hạt tiêu,… dùng quá mức.
  • Chứng táo bón kéo dài lâu ngày, dai dẳng.
  • Do bị chèn ép, những bệnh lý về lâm sàng, các bệnh nội khoa khác chèn ép lên vùng tầng sinh môn (trong ổ bụng) gây nên những áp lực lớn.
  • Do cơ vùng hậu môn bị nhão, nhất là ở người già khiến hình thành các búi trĩ.
  • Do sinh nở gây áp lực làm tăng búi trĩ.

Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ

– Đau rát hậu môn: Là biểu hiện đầu tiên và thường gặp nhất. Người bệnh có cảm giác đau rát hậu môn khi đại tiện, đặc biệt khi bị táo bón hoặc khi bị tiêu chảy. Trong và sau đại tiện cơn đau sẽ kéo dài thêm vài giờ đồng hồ nữa hoặc ở mức độ nặng hiện tượng này có thể kéo dài âm ỉ thường dai dẳng.

– Đại tiện ra máu: Là dấu hiệu thứ hai gặp phải với các biểu hiện như xuất hiện máu dính trên phân, máu nhỏ giọt hoặc thành tia và đôi khi thấy máu dính trên giấy lau. Chảy máu ở những người bệnh trĩ kèm theo táo bón thường gặp khá phổ biến. Tùy theo mức độ bệnh của mỗi người mà tình trạng đại tiện ra máu với số lượng và tần suất ít nhiều khác nhau. Hiện tượng chảy máu có khi còn xuất hiện khi vận động mạnh, ngồi ở tư thế xổm khi trĩ nội đã đến độ 3 hoặc 4.

– Sa búi trĩ: Ban đầu búi trĩ sa xuông rồi có thể tự co lên được (trĩ độ 2), đến độ 3 trĩ sa xuống không tự co lên được mà phải dùng tay nhét vào mới được, khi đến độ 4 trĩ sa hoàn toàn không thể dùng tay nhét vào được nữa. Ở mức độ sa búi trĩ thì phương pháp điều trị duy nhất có thể áp dụng cho trường hợp này là phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ để chấm dứt tình trạng trĩ

Bên cạnh các dấu hiệu điển hình, bệnh trĩ còn xuất hiện các dấu hiệu khác như ngứa hậu môn, dịch tiết vùng hậu môn…Không phải người mắc bệnh trĩ nào cũng xuất hiện tất cả các dấu hiệu trên mà nó còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ của bệnh. Nhiều người bệnh chỉ xuất hiện từ 1 – 2 triệu chứng như không bị chảy máu khi đại tiện mà chỉ thấy đau rát và sa búi trĩ, một số khác chỉ thấy dấu hiệu đau rát hoặc chỉ bị đại tiện ra máu hoặc chỉ thấy sa búi trĩ.

Phân loại trĩ

Theo Y học hiện đại bệnh trĩ được chia làm 3 loại:

Trĩ nội: là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Bệnh không chỉ ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hằng ngày của bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng… nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Trĩ ngoại: là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rối tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài) búi trĩ nổi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều biến chứng: viêm nhiễm, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn,…

Trĩ hỗn hợp: là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp là đại tiện ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu…

Nhiều người không biết rằng, các triệu chứng chảy máu không chỉ gặp ở trĩ nội, trĩ ngoại mà đôi khi còn gặp ở bệnh ung thư hậu môn, trực tràng. Vì vậy, nếu không đi khám, đến khi ung thư phát triển thì khả năng điều trị rất khó khăn.

Các cấp độ của trĩ

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ

Tùy cấp độ của bệnh trĩ mà có các phương pháp trị liệu khác nhau. Đối với bệnh trĩ cấp độ 1 và 2, điều trị nội khoa là phương pháp được lựa chọn. Trong điều trị nội khoa, cần giải quyết được 3 vấn đề:

– Làm mềm phân, chống táo bón, giảm áp lực lên tĩnh mạch trĩ.

– Tăng trương lực mạch máu, giúp co mạch, co búi trĩ.

– Tác dụng cầm máu, tiêu viêm, giảm đau, kháng khuẩn giúp vết thương chóng lành.

Hiện nay, thế mạnh điều trị trĩ thuộc về các sản phẩm đông dược do giải quyết được cả 3 vấn đề trên, có tác dụng điều trị bệnh trĩ triệt để.

Bên cạnh đó, để điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, người bệnh cần có chế độ ăn uống thích hợp, dùng thực phẩm có nhiều chất xơ như rau xanh (rau khoai lang, rau mùng tơi…), ăn hoa quả tươi (chuối, đu đủ..), hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, các chất cay nóng như ớt, hạt tiêu. Uống nhiều nước để làm phân mềm, chống táo bón, đảm bảo lượng nước uống nhiều hơn 2 lít/ngày.

Không nên nhịn đi vệ sinh vì phân sẽ tích tụ lâu ở ruột trở nên khô cứng, gây khó khăn cho việc đi ngoài. Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu vì sẽ gây tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn, đồng thời gây ứ trệ máu, căng phồng tĩnh mạch. Trong trường hợp phải đứng hoặc ngồi lâu nên nghỉ giải lao giữa giờ để thay đổi tư thế.

Ngoài ra, cần sinh hoạt điều độ và tập thể dục đều đặn hàng ngày như đi bộ, bơi lội… giúp nhu động ruột hoạt động tốt. Giữ vùng hậu môn sạch sẽ và khô ráo. Điều trị một số bệnh mạn tính làm tăng áp lực ổ bụng và thành tĩnh mạch hậu môn như lỵ, viêm phế quản, giãn phế quản…

0246 651 8979 [email protected]

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?