TOP 5 ĐỐI TƯỢNG DỄ MẮC BỆNH TRĨ

1.NGƯỜI BỊ TIÊU CHẢY HOẶC TÁO BÓN MÃN TĨNH 

- Nguy cơ gây nên bệnh trĩ ở những người tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính đều đến từ việc làm gia tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch trực tàng và hậu môn theo những cơ chế khác nhau.
- Ở người bị táo bón, phân khô cứng, tích tụ lâu ngày, đè nén lên trực trạng gây cản trở việc tuần hoàn máu ở vùng tĩnh mạch tại đây. Việc gia tăng thể tích máu làm giãn tĩnh mạch trực tràng hậu môn, hình thành nên bệnh trĩ.


- Ngoài ra, ở người táo bón mãn tính, việc căng thẳng khi đi tiêu, phải rặn liên tục làm tăng áp lực lên vùng ổ bụng từ đó cũng gây áp lực lên vùng trực tràng hậu môn góp phần gây nên bệnh trĩ. Thậm chí, hậu quả nặng hơn của quá trình này khiến lớp niêm mạc trực tràng sa ra ngoài gây nên bệnh trĩ, thậm chí là một phần trực tràng trượt ra ngoài ống hậu môn gây nên hiện tượng sa trực tràng.
- Phân khô cứng, thể tích lớn ở bệnh nhân táo bón kéo dài khi di chuyển qua trực tràng cọ xát với niêm mạn trực tràng hậu môn có thể gây nên các vết nứt, chảy máu, tình trạng viêm nhiễm tại nơi có tổn thương.
- Ở người bị tiêu chảy mãn tính, tiêu chảy thường xuyên, việc phân và chất lỏng thường xuyên đi qua trực tràng hậu môn với tần suất cao trong ngày sẽ làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch tại đây, tăng cường ứ đọng máu gây giãn tĩnh mạch hình thành bệnh trĩ. 

2.NGƯỜI LÀM VIỆC NGỔI NHIỀU ÍT ĐI LẠI

- Người làm công việc văn phòng, ngồi lâu 1 chỗ, ít đi lại, vận động… khiến trọng lượng cơ thể dồn lên vùng xương chậu, tăng áp lực lên khu vực trực tràng hậu môn, làm giãn tĩnh mạch ở khu vực này, gây nên bệnh trĩ.


- Ngoài ra việc ngồi nhiều ít vận động gây cản trở tuần hoàn hoàn máu ở vùng tĩnh mạch trực tràng hậu môn, khiến máu ứ đọng lâu tại đây gây giãn tĩnh mạch quá mức, góp phần gây nên bệnh trĩ.
- Một yếu tố làm tăng nguy cợ bệnh trĩ ở nhóm người này là do việc ít vận động, cùng chế độ ăn uống chưa hợp lý (uống nhiều cafein, chất kích thích, ăn ít chất xơ..) làm tăng nguy cơ táo bón, tăng sinh bệnh trĩ.

3.NGƯỜI THỪA CÂN, BÉO PHÌ

- Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây nên các bệnh lý nguy hiểm như đái tháo đường tuyp 2, tăng cholesteron máu, bệnh tim mạch, bệnh trĩ…
- Nguyên nhân chủ yếu của bệnh trĩ do thừa cân là do tăng áp lực quá mức của phần trọng lượng dư thừa lên vùng bụng dưới. Kết quả làm tăng thêm áp lực lên vùng tĩnh mạch trực tràng hậu môn, đặc biệt là khi đi tiêu.


- Ngoài ra, người thừa cân béo phì thương có chế độ ăn nhiều dầu mỡ, đạm, muối, thường xuyên ăn đồ ăn nhanh, đồ chiên xào, ít chất xơ, ít uống nước khiến tình trạng táo bón trở nên trầm trọng hơn.
- Việc trọng lượng cơ thể lớn khiến những người béo phì, thừa cân lười vận động hơn, làm tăng nguy cơ táo bón hơn. 

4.PHỤ NỮ CÓ THAI HOẶC CHO CON BÚ

- Có đến gần 40% phụ nữ có thai bị táo bón tại một thời điểm trong thai kỳ. Một số sẽ mắc trĩ ở lần đầu có thai. Nhưng nếu bạn đã mắc trĩ trước đó thì nhiều khả năng trĩ sẽ tái phát ở thời điểm có thai.
- Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ có thai có nguy cơ cao mắc bệnh trĩ như: căng thẳng khi đi đại tiện, căng thẳng và khó khăn từ việc mang thêm trọng lượng thai kỳ, sự thay đổi nội tiết tố của cơ thể…
- Ở phụ nữ có thai, khi thai nhi phát triển, tử cung sẽ lớn dần và bắt đầu áp vào xương chậu. Sự tăng trưởng này gây nên áp lực lớn lên vùng tĩnh mạch trực tràng hậu môn kết quả là vùng tĩnh mạch tại đây giãn và phình to ra, gây nên bệnh trĩ.


- Nồng độ hormon progesteron tăng dần theo sự phát triển của thai kỳ cũng góp phần vào sự phát triển của bệnh trĩ do nó làm giãn tĩnh mạch, trong đó có vùng tĩnh mạch trực tràng hậu môn. Đồng thời progesteron còn làm giảm sự co bóp dạ dày, giảm nhu động ruột, làm thưc ăn di chuyển chậm qua đường tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón – nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ.
- Phụ nữ có thai thường gặp tình trạng căng thẳng, stress tăng dần theo trọng lượng thai nhi cùng với việc đứng hoặc ngồi trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ táo bón gây nên bệnh trĩ
- Ngoài ra việc bổ sung sắt trong thời kỳ có thai cũng góp phần gây hiện tượng táo bón

5.NGƯỜI CAO TUỔI

- Tác nhân chính gây nên bệnh trĩ ở người già là táo bón kéo dài.
- Có nhiều nguyên nhân gây nên táo bón ở người già như chế độ kiêng khem quá mức, ăn ít, không thể ăn hoặc không muốn ăn nên chất cặn bã ít, phân ít không đủ thể tích để kích thức phản xạ co bóp của đại tràng. Vài trường hợp khác do ăn nhiều thức ăn chứa chất béo, đạm, sữa, ăn ít chất xơ, rau quả.. hoặc một số khác thích ăn cay, uống bia rượu, chất ikích thích, uống ít nước….
- Sự suy giảm chức năng sinh lý cũng là nguy nhân chính gây nên táo bón kéo dài ở người già. Tuổi càng cao chức năng sinh lý càng bị giảm sút như cơ hoành, cơ vùng xương chậu yếu đi làm suy giảm nhu động ruột, cơ trơn đường tiêu hóa giảm co bóp đáng kể. Cùng với đó, các dịch tiết tiêu hóa như dịch ruột, dịch mật.. cũng giảm tiết đáng kể, tăng thời gian lưu của thức ăn trong đường tiêu hóa, tăng nguy cơ táo bón gây nên bệnh trĩ


- Việc gặp các vấn đề về xương khớp như đau khớp gối, đau lưng, xương chân yếu… khiến người cao tuổi hạn chế vận động nhiều, tăng nguy cơ táo bón
- Ngoài ra việc dùng các thuốc chống trầm cảm, làm dụng thuốc nhuận tràng như forlax và các loại thuốc, thực phẩm chức năng chứa nhiều tanin làm trầm trọng thêm bệnh táo bón ở người già.

0246 651 8979 ichtrikhang@gmail.com

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?