NGUYÊN NHÂN KHÔNG NGỜ MẮC BỆNH TRĨ - CẦN CHÚ Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?
Tổng quan về bệnh trĩ
Bệnh trĩ xuất hiện do sự dãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn, từ đó gây sưng, viêm, xuất huyết hậu môn, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nhất là biến chứng ung thư hậu môn trực tràng.
Trĩ được phân loại chính thành trĩ nội và trĩ ngoại:
• Trĩ nội xuất hiện khi các búi trĩ nằm dưới niêm mạc, trong ống hậu môn phía trên đường lược. Bệnh được chia theo 4 cấp độ của bệnh.
• Trĩ ngoại sẽ nằm dưới da xung quanh lỗ hậu môn. Khi các dây chằng vùng hậu môn thoái hóa và nhão ra, các búi trĩ nội và trĩ ngoại hợp lại với nhau tạo trĩ hỗn hợp. Các búi trĩ hỗn hợp này to dần lên và liên kết với nhau tạo thành vòng tròn trĩ gọi là trĩ vòng.
Dấu hiệu bệnh trĩ không nên chủ quan
Ngay khi thấy những biểu hiện bệnh trĩ dưới đây, người bệnh nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, nội soi và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra:
• Đại tiện ra máu: Máu xuất hiện sau đại tiện, chảy thành giọt hoặc tia, dính trên giấy vệ sinh hoặc phân, mức độ chảy máu phụ thuộc cấp độ bệnh.
• Đau rát, khó chịu hậu môn: Người bệnh trĩ thường đau, rát, căng tức hoặc sưng đau hậu môn.
• Chảy dịch hậu môn: Người bệnh trĩ sẽ có biểu hiện chảy dịch nhày ở hậu môn kèm mùi hôi thối khó chịu, thường xuyên xì hơi và không thể kiểm soát được.
• Sa búi trĩ: Búi trĩ hình thành, sưng to và sa ra ngoài hậu môn dần theo cấp độ trĩ.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Theo thống kê của Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có tới 55% dân số Việt Nam có nguy cơ mắc bệnh trĩ và những những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh trĩ đó là:
• Do tính chất nghề nghiệp
Nhân viên văn phòng, lái xe hoặc những người có tính chất công việc ngồi nhiều thường dễ bị bệnh trĩ.
Ngồi nhiều, ít vận động làm tăng áp lực lên xương chậu, cản trở lưu thông máu gây tắc nghẽn mạch, sưng đau và gây nên bệnh trĩ.
• Do mắc các bệnh lý tiêu hóa
Những người đã hoặc đang mắc các bệnh tiêu hóa như táo bón, hội chứng ruột kích thích, tiêu chảy mạn tính,...cũng là nguy cơ dẫn đến bệnh trĩ.
Có tới 80% những người táo bón hoặc tiêu chảy mạn tính sẽ phát triển thành bệnh trĩ.
• Do thói quen ăn uống và sinh hoạt
Chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ăn nhiều đồ cay nóng, thức ăn sẵn,...dễ có nguy cơ gây bệnh trĩ.
Ngoài ra, những người có thói quen nhịn đi đại tiện, quan hệ qua đường hậu môn cũng là nguyên nhân gây nên bệnh trĩ.
• Do mang thai, quá trình sinh đẻ
90% phụ nữ mang thai và sinh đẻ tự nhiên có nguy cơ mắc bệnh trĩ. Bởi khi mang thai và sinh con, tử cung bị mở rộng, việc rặn đẻ không đúng cách làm tăng áp lực tĩnh mạch vùng hậu môn, gây bệnh trĩ.
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh trĩ trên thì còn một số nguyên nhân khác có thể kể đến là do béo phì, do tuổi tác,...
Nếu bạn đang lo lắng không biết các biểu hiện của mình có phải biến chứng bệnh trĩ hay không, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể hơn.