Sa trực tràng

Trực tràng là đoạn thấp nhất khoảng 12-15 cm của ruột già, nằm giữa đại tràng sigma và ống hậu môn.Nó được gắn vững chắc vào khung xương chậu nhờ các dây chằng và cơ.Khi các yếu tố làm cho các cấu trúc này yếu kém sẽ dẫn đến trực tràng bị trượt hay rơi ra khỏi  vị trí giải phẩu của nó.

Sa trực tràng là một bệnh không phổ biến và thường gặp ở người cao tuổi ,hiếm gặp ở trẻ em.Đàn ông ít bị sa trực tràng hơn phụ nữ (80-90%). Tại Hoa Kỳ, 0,42% dân số có sa trực tràng. Ở những người trên 65 tuổi, tỷ lệ là 1%.

1. Các thể lâm sàng của sa trực tràng:

Ba thể lâm sàng khác nhau của sa trực tràng bao gồm: sa niêm mạc trực tràng, sa trực tràng hoàn toàn và sa các phần bên trong ( lồng ruột ). Điều trị của 3 thể lâm sàng là khác nhau.           

Trong giai đoạn đầu của sa trực tràng, sự gắn kết của trực tràng với khung chậu trở nên kém đi, nhưng hầu hết thời gian trực tràng vẫn nằm trong cơ thể. Giai đoạn này của sa trực tràng được gọi là sa niêm mạc, hoặc sa một phần, nghĩa là chỉ có niêm mạc trực tràng nhô ra hậu môn. Điều này xảy ra khi các mô liên kết trong niêm mạc trực tràng lỏng lẻo và căng giản, làm cho các mô nhô ra hậu môn.Việc xác định là bệnh trĩ hoặc sa trực tràng quan trọng. Bệnh trĩ thường xảy ra, nhưng nó hiếm khi gây ra sa trực tràng.Khi bệnh trĩ kéo dài là nguyên nhân,thì thường không tiến triển đến sa hoàn toàn.

Khi trực tràng trở nên sa nhiều hơn, các dây chằng và cơ gắn kết trực tràng trở nên yếu làm cho phần lớn trực tràng nhô ra khỏi cơ thể qua hậu môn. Giai đoạn này được gọi là sa hoàn toàn, và thường được ghi nhận.Ban đầu, trực tràng có thể nhô ra và co lại tùy thuộc vào các cử động và hoạt động của cá nhân.Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị, trực tràng có thể nhô ra thường xuyên hơn hoặc thậm chí vĩnh viễn.                                                  

Lồng ruột được xem như một dạng của sa trực tràng , tuy nhiên trực tràng không nhô ra khỏi cơ thể cũng không đi vào ống hậu môn.

2. Nguyên nhân Sa trực tràng:

Sa trực tràng là do sự suy yếu của các dây chằng và cơ gắn trực tràng vào khung chậu.Trong hầu hết mọi người có sa trực tràng thì cơ vòng hậu môn thường yếu. Nguyên nhân chính xác của sự suy yếu này là không biết rõ, tuy nhiên, sa trực tràng thường được kết hợp với các điều kiện sau đây:

– Người lớn tuổi

– Táo bón thời gian dài

– Tiêu chảy kéo dài

– Mắc rặn nhiều trong suốt quá trình đại tiện

– Mang thai và rặn nhiều trong sinh nở

-Phẫu thuật trước đó

– Xơ nang

– Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

– Ho gà

– Tê liệt

Bệnh trĩ kéo dài thường kết hợp với sa niêm mạc nhưng không tiến triển đến sa hoàn toàn trực tràng.

3. Triệu chứng của sa trực tràng:

– Các triệu chứng của sa trực tràng giống như của bệnh trĩ, tuy nhiên, trong cơ thể sa trực tràng bắt nguồn ở vị trí cao hơn so với bệnh trĩ. Một người với sa trực tràng có thể cảm thấy khối mô nhô ra từ hậu môn và kèm theo các triệu chứng sau:

+ Đau khi đi tiêu

+ Đi tiêu ra nhầy hay máu

+ Són phân ( mất khả năng kiểm soát đại tiện)

+ Mất cảm giác mắc đi tiêu (chủ yếu với khối sa lớn)

+ Có cảm giác như có cái gì đó nhô ra khi vệ sinh làm sạch hậu môn

– Trong giai đoạn đầu của sa trực tràng, khối sa có thể nhô ra trong suốt quá trình đi tiêu và thụt vào sau đó. Tuy nhiên,khối sa có thể trở nên thường xuyên hơn và xuất hiện khi hắt hơi hoặc ho.Cuối cùng, trực tràng nhô ra phải dùng tay đẩy vào hoặc có thể nhô ra liên tục.

– Người bị lồng ruột thường có cảm giác khó khăn khi đại tiện và không thoải mái sau khi đại tiện.

4. Chẩn đoán sa trực tràng:

Để xác định sa trực tràng, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân ngồi trên toilet và rặn, trực tràng nhô ra.Nếu trực tràng không nhô ra có thể cho thuốc bơm phosphate để xác định chẩn đoán.Cần phân biệt sa trực tràng hay trĩ . Trong trường hợp sa nhỏ, đôi khi rất khó để phân biệt giữa sa niêm mạc hay sa toàn bộ thành dày trực tràng.Nếu không thể phân biệt lâm sàng, dùng phương pháp defecogram ( đánh giá chức năng kiểm soát của ruột ) có thể giúp phân biệt 2 trường hợp này.

5. Điều trị , phòng ngừa sa trực tràng:

– Tránh táo bón :Uống nhiều nước và ăn trái cây, rau, và các loại thực phẩm khác có chứa chất xơ. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường đủ để cải thiện sa niêm mạc trực tràng (sa một phần).

–  Tập luyện Kegel để giúp tăng cường các cơ vùng khung xương chậu.

–  Không căng rặn nhiều khi đại tiện

–  Sử dụng các thuốc làm mềm phân, như sodium docusate (Colace) hoặc docusate canxi (Surfak), psyllium (Metamucil hoặc Fiberall) hoặc methylcellulose (Citrucel) để giảm các triệu chứng đau và căng rặn trong quá trình đi tiêu hay chuẩn bị cho phẩu thuật.

– Phẩu thuật : Lựa chọn phương pháp phẫu thuật sa trực tràng dựa trên khả năng chịu thuốc gây mê của bệnh nhân và khả năng chịu đựng của bản thân trong lúc phẫu thuật.

 

0246 651 8979 ichtrikhang@gmail.com

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?