Bệnh trĩ là gì? Phân loại bệnh trĩ

Bệnh trĩ hay còn được gọi là bệnh lòi dom (theo cách gọi của dân gian), đây là tình trạng các cụm tĩnh mạch bên trong trực tràng và hậu môn bị sưng và phồng lên do liên tục chịu nhiều áp lực hoặc các dây thần kinh của hậu môn bị chèn ép quá nhiều. 

Căn bệnh này cũng chính là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng chảy máu trực tràng và nếu không được phát hiện và tiến hành điều trị kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm khác làm ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe của người mắc phải.

Bệnh trĩ thường xuất hiện ở các đối tượng có độ tuổi từ 45 – 60. Tuy nhiên, căn bệnh này đang có dấu hiệu trẻ hoá bởi vì những người trẻ đang trong độ tuổi từ 25 – 30 có nguy cơ mắc bệnh khá cao mà nguyên nhân chính là do chế độ ăn uống thiếu khoa học và chế độ sinh hoạt chưa hợp lý.

Dựa vào vị trí xuất hiện của búi trĩ để phân loại bệnh trĩ thành nhiều loại khác nhau. Nhìn chung, bệnh trĩ được phân thành hai loại chính là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại, cụ thể như sau:

Bệnh trĩ nội

Bệnh trĩ nội là tình trạng búi trĩ hình thành trên bề mặt lớp niêm mạc bên trong ống hậu môn. Ở những thời gian đầu khởi phát thường không gây ra quá nhiều đau đớn cho người mắc phải và không thể quan sát bằng mắt thường, chỉ nhận biết khi bệnh lý trở nặng hoặc tiến hành thăm khám tại các cơ sở khám chữa bệnh.

Bệnh trĩ nội được chia thành 4 giai đoạn tương ứng với 4 cấp độ khác nhau:

  • Cấp độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành bên trong ống hậu môn. Có hiện tượng đau rát khi đi vệ sinh, kèm theo đó là những cơn ngứa ngáy nhẹ.
  • Cấp độ 2: Người bệnh bắt đầu có cảm giác khó chịu nhiều hơn ở giai đoạn 1, đi cầu ra máu nhiều hơn. Đặc biệt là có cục thịt nhỏ lồi ra ngoài ống hậu môn khi cố gắng gồng mình khi đi cầu.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài ống hậu môn và không có khả năng co lên, người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong. Tình trạng đau đớn có thể tăng cao, đặc biệt là khi đi cầu hoặc ngồi trên ghế.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn sa ra ngoài và không để đẩy vào bên trong ống hậu môn. Người bệnh luôn phải hứng chịu những cảm giác đau đớn và tình trạng chảy máu luôn xảy ra ngay cả khi bạn đứng hoặc ngồi.

Bệnh trĩ ngoại

Đối với bệnh trĩ ngoại, thì người bệnh có thể dễ dàng nhận biết bởi búi trĩ được hình thành và phát triển ở bên rìa hậu môn. Người bệnh có thể quan sát bằng mắt hoặc sờ nhẹ để cảm nhận kích thước của búi trĩ. Bệnh trĩ ngoại tuy ít gây ra tình trạng chảy máu nhưng lại mang nhiều cảm giác đau đớn, rát đặc biệt khi ngồi.

Tương tự như bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại cũng được chia thành 4 cấp độ với mức độ nguy hiểm tăng dần:

  • Cấp độ 1: Là mức độ nhẹ nhất của bệnh trĩ ngoại. Khi đó kích thước của búi trĩ chỉ bằng hạt đậu, người bệnh có cảm giác hơi cộm cộm ở dưới hậu môn khi ngồi, một ít máu có thể xuất hiện khi đi đại tiện.
  • Cấp độ 2: Các búi trĩ phát triển thành một cục to hơn so với cấp độ 1. Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ hứng chịu nhiều cảm giác đau đớn hơn kèm theo đó là tình trạng rát, ngứa ngáy hậu môn. Búi trĩ to hơn và gây ra cảm giác vướng xíu kể cả khi đứng hoặc ngồi.
  • Cấp độ 3: Búi trĩ bị sa ra ngoài hậu môn và làm tắc nghẽn. Do kích thước búi trĩ lớn nên dễ xảy ra tình trạng chảy máu khi đi đại tiện hoặc do cọ xát vào quần.
  • Cấp độ 4: Búi trĩ hoàn toàn bị sa ra ngoài hậu môn, gây ra không ít cảm giác đau đớn cho người mắc phải. Nếu không được tiến hành điều trị nhanh chóng rất có khả năng mắc các bệnh đường hậu môn rất cao.

Nếu so sánh mức độ nguy hiểm thì bệnh trĩ nội được các chuyên môn đánh giá là loại trĩ nguy hiểm, khó nhận biết và cần nhanh chóng tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để phòng tránh một số biến chứng có thể xảy ra.

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ, có những nguyên nhân có thể bạn sẽ không thể ngờ đến, đó có thể là chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Chẳng hạn như:

  • Do tính chất công việc: Dân văn phòng hay các thợ may là những đối tượng rất dễ bị bệnh trĩ bởi tính chất công việc của họ là ngồi nhiều, ít có thời gian vận động. Việc ngồi quá lâu tại mỗi chỗ đã dồn áp lực lên các dây thần kinh ở hậu môn, khiến cho tĩnh mạch khó lưu thông máu, lâu ngày sẽ bị giãn và sưng phòng, từ đó hình thành búi trĩ.
  • Do chế độ ăn uống thiếu khoa học: Việc ăn uống thiếu chất dinh dưỡng cũng chính là nguyên nhân hình thành bệnh trĩ, đặc biệt là khi cơ thể thiếu hụt chất xơ. Đây là một trong những thành phần quan trọng khiến cho phân bị khô và việc đại tiện càng trở nên khó khăn hơn. Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ cũng có thể là thủ phạm khiến cho bệnh trĩ hình thành.

  • Do tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài quá lâu: Tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài trong thời gian quá lâu khiến cho thành ruột bị co thắt nhiều hơn, gây nên không ít áp lực lên các đám tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, lâu ngày sẽ hình thành búi trĩ.
  • Do thường xuyên bị căng thẳng và mệt mỏi: Yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng không hề nhỏ đến nguy cơ mắc bệnh trĩ. Vấn đề cơ thể căng thẳng hay mệt mỏi quá nhiều đã khiến cho toàn bộ cơ thể bị áp lực, trong đó có cả hệ tiêu hóa

Bên cạnh đó, bệnh trĩ còn được hình thành bởi nhiều nguyên nhân khác như: do quá trình mang thai và sinh con, tuổi tác cũng chính là nguyên nhân gây bệnh trĩ, béo phì hoặc có thể là cơ thể đang mắc phải một số bệnh lý tiền ẩn khác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ

Bệnh trĩ thường được phát hiện khi người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như:

  • Ngứa ngáy hậu môn do dịch nhầy từ việc bài tiết còn đọng ở ống hậu môn;
  • Đau và rát hậu môn, đặc biệt là khi đi đại tiện;
  • Vùng hậu môn bị sưng đỏ kèm theo tấy;
  • Xuất hiện một ít máu khi đi vệ sinh hoặc trên giấy vệ sinh khi đi cầu do vỡ búi trĩ.
  • Người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi, suy nhược do mất máu.

Những triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy hậu môn có thể khiến người bệnh đứng ngồi không yên, gây nên rất nhiều phiền toái ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

0246 651 8979 [email protected]

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Không dùng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của sản phẩm.

1
Bạn cần hỗ trợ?